Vì sao chương trình đào tạo của Phần Lan khác biệt hoàn toàn so với thế giới nhưng lại thừa hưởng những con người rất thông minh và hạnh phúc?
Lý do gì khiến Bill Gates, Mark Zuckerberg thôi học giữa chừng để khởi nghiệp, nhưng giờ lại trở thành một trong những người nổi tiếng nhất thế giới?
Tại sao Alan Sugar từng bỏ học sau khi nhận kết quả thấp trong kỳ thi tốt nghiệp THCS – một chứng chỉ GCSE, nhưng lại sở hữu khối tài sản 1,4 tỷ bảng Anh ở thời điểm hiện tại?
Đó là còn chưa kể đến những trường hợp gần gũi với chúng ta tại Việt Nam – những con người thành công với một quá khứ không mấy vẻ vang trên con đường học vấn.
Bạn có bao giờ cảm thấy thật bất công khi mình luôn đạt thành tích học tập cao hơn người khác mà vẫn chưa thành công? Hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao trong bài viết này nhé!
Người thành công khác người thường ở điểm nào?
1. Thấu hiểu chính mình
“Người thành công luôn có lối đi riêng” là câu nói hết sức hợp lý để minh hoạ cho trường hợp này. Những người không hứng thú với các môn học ở trường mà vẫn thành công là những người thường biết mình thích gì và cần gì. Họ cảm thấy không nhất thiết phải băng qua ngã rẻ mới đến được đích đến của mình. Ngã rẻ ở đây chính là những môn học mà họ cho là “không cần thiết” cho ngành nghề mà họ theo đuổi. Vì vậy, thay vì phân tán sự tập trung và chất xám của mình cho tất cả các môn học chính quy, họ sẽ đọc sách và nghiên cứu về một lĩnh vực riêng biệt.
Làm sao một trẻ vị thành niên có thể định hướng nghề nghiệp cho chính mình? Trong tình huống này, có thể hiểu rằng bộ não của họ không phù hợp với chương trình học ở lớp. Và mặc nhiên họ không thể đạt được kết quả học tốt dù đã cố gắng.
2. Suy nghĩ khác biết, cách làm khác biệt
Bill Gates từng nói: “Tôi luôn chọn một người lười biếng để thực hiện các công việc khó khăn. Bởi vì người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng nhất để hoàn thành nhiệm vụ”.
Professions tin rằng bạn đã đâu đó bắt gặp và bất ngờ với một người hoàn thành nhiệm vụ một cách rất thông minh và tiết kiệm thời gian. Hoặc người đó chính là bạn, đôi khi lười biếng giúp bạn nảy sinh ra những ý tưởng điên rồ nhưng lại vô cùng hữu hiệu.
3. Học trường đời
Trường học là nơi những nhà bác học, giáo sư, tiến sĩ đúc kết và lưu trữ kiến thức để nghiên cứu ra một chương trình học phù hợp và có ích cho học sinh, sinh viên nhất. Tuy nhiên, học tốt ở trường học không có nghĩa là bạn cũng xuất sắc ở trường đời. Trong khi đó, những người thành công thường rất biết cách tạo dựng mối quan hệ, giỏi ăn nói, thích nghi nhanh và bắt đầu công việc từ rất sớm.
4. Họ hạnh phúc
Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng, những người thành công là những người có chỉ số hạnh phúc cao. Nhờ biết cách cân bằng cảm xúc, mà họ dễ dàng cân bằng được cuộc sống của mình. Như Alexandra Damsker – một doanh nhân đang quản lý 2 start-up rất thành công ở Manhattan, New York, có thể ngủ 1 ngày 4-5 tiếng là bởi cô ấy yêu những hoạt động khác trong ngày và cảm thấy hài lòng khi không ngủ đủ giấc như mọi người, từ đó tìm cách duy trì thói quen này cho cơ thể của mình.
5. Không khuôn khổ
Những gì được tiếp thu ở trường lớp là những thứ được lập trình sẵn. Với phương pháp dạy và học của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành những con robot. Lâu dần, sự sáng tạo sẽ bị vùi dập và lãng quên bởi “sự bắt buộc” và “vòng lặp”.
Đa số người thành công không chấp nhận điều này hoặc không thể đi theo khuôn khổ. Nên họ có những suy nghĩ khác thường mà mọi người cho rằng chúng “không khả thi”. Giống như ý tưởng của nhiều tỷ phú ngay từ đầu không có được sự khuyến khích từ người xung quanh.
Vậy, có nên từ bỏ khuôn khổ của bằng đại học?
Trên thực tế, dù cho Bill Gates, Mark Zuckerberg và nhiều người thành công nhất thế giới đều bỏ học ở trường hoặc có thành tích học vô cùng bết bát, nhưng họ vẫn trau dồi kiến thức cần thông qua sách vở và trải nghiệm cuộc sống. Họ không hề lười biếng và may mắn như chúng ta vẫn nghĩ.
Nhìn chung cuộc sống của những người có bằng tốt nghiệp vẫn tốt hơn so với những người không có gì trong tay. Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng nó là con đường chắc chắn nhất để bạn có được sự ổn định. Giải pháp không phải là gạt bỏ chương trình học chính quy, mà là biến con đường chính quy trở nên sáng tạo và thêm chắc chắn hơn.