Một trong những câu chuyện ám ảnh tâm lý người Việt bấy lâu nay, chính là nạn “Lừa đảo xuất khẩu lao động”. Nó ám ảnh tinh thần của những người đã từng là nạn nhân của chiêu trò này, và cả những gia đình đã mất đi người thân mãi mãi.
Mặc dù câu chuyện này “không hề mới”, nhưng nó dường như vẫn chưa có hồi kết, bởi còn rất nhiều người dân bị thao túng tâm lý bởi hàng tá lời hứa hẹn.
Hậu quả của nó đáng sợ đến đâu?
1. Mất của
Nếu nói đây là lừa đảo dưới hình thức tuyển dụng nhân sự, giới thiệu việc làm, thì đáng ra ứng viên tìm việc không phải mất một đồng nào, bởi người môi giới đã hưởng phần trăm hoa hồng nhờ tìm được ứng viên cho doanh nghiệp, theo thường lệ. Nhưng trong phi vụ lừa đảo hàng loạt này, bên môi giới không chỉ dửng dưng nhận số tiền khủng khi “bán” người Việt sang nước bạn, mà còn nhẫn tâm đào thêm hàng trăm triệu đồng từ gia đình của các nạn nhân.
2. Mất tương lai
Không như những lời hứa hẹn đầy hoa lệ của thành phần tội phạm tự gắn mác “Nhà môi giới tuyển dụng”, người dân sau khi sang các nước Hàn, Campuchia, Lào,… đều trở thành nô lệ việc làm với mức lương “không hề đáng để đánh đổi”. Xin hãy hiểu từ “nô lệ” trong trường hợp này theo đúng nghĩa đen của nó – họ không có sự tự do, bị bốc lột sức lao động và còn bị lăng mạ, thậm chí là đánh đập. Thử tượng tượng tình trạng này cứ diễn ra trong 3 năm, 5 năm, 10 năm nữa với một con người mà xem.
3. Mất mạng
Phía trên đề cập đến tình huống “công nhân hoá nô lệ”, nhưng đó vẫn chưa là sự việc đau xót nhất trong câu chuyện lừa đảo này.
Đã có nhiều người “trả tiền để bán mình cho tử thần”, họ đưa một số tiền lớn cho người môi giới với hy vọng có cơ hội đổi đời, để cuối cùng lại bị lừa bán mạng cho những kẻ “buôn bán nội tạng”.
Cũng có rất nhiều trường hợp, người dân phải liều mình bỏ trốn, bỏ trốn về nhà nhưng chỉ đi được một đoạn đường; bỏ trốn khỏi thế giới đầy tội ác này. Như trường hợp thương tâm gần đây nhất: Một nam thanh niên người Cà Mau đã tử vong khi cố trốn chạy khỏi cơ sở làm việc ở nước ngoài…
Dấu hiệu của tội ác thao túng tâm lý
1. Những lời hứa hẹn không căn cứ
Để dụ dỗ con mồi, kẻ gian sẽ tung ra một bản định hướng tương lai sơ sài như “việc nhẹ lương cao”, “không cần biết tiếng nước ngoài vẫn được nhận việc lương cao”, “được cung cấp chỗ ở”,… Quan trọng hơn hết, những cam kết này không hề có căn cứ, chứng thực hay hợp đồng hợp pháp nào.
Chưa biết là lừa đảo hay không, nhưng khi nghe đến những viễn cảnh đẹp đẽ này, trước hết mọi người đều sẽ bị đắm chìm trong mộng tưởng. Đây chính là chiêu thức vô cùng hữu hiệu với những người dân nghèo muốn vượt khó.
2. Moi tiền trước khi giao dịch
Trước khi tiến hành các thủ tục chính, những kẻ lừa đảo sẽ tìm cách để nạn nhân dâng tiền cho chúng. Lý do moi tiền có thể là: “Đó là chi phí xuất, nhập cảnh”; “Phải đút tiền để giữ một chân”;…
Số tiền lừa đảo thông thường sẽ giao động từ 100 – 300 triệu cho một chuyến xuất khẩu lao động.
Số tiền trên không phải là nhỏ đối với người dân, tuy nhiên, bởi luôn bị tiêm vào đầu về hai chữ “cơ hội”, mà họ sẵn sàng đánh đổi cả gia tài lẫn sự an nguy của bản thân.
3. Không có danh tính và đội ngũ chuyên nghiệp
Các đối tượng phạm tội ngày càng tinh vi, chúng không đạp lên dấu chân cũ của những đồng bọn đi trước, mà sẽ cung cấp danh tính giả, và nếu người dân không đề cao cảnh giác thì sẽ rất dễ bị mờ mắt bởi “đống giấy tờ giả”.
Chưa hết, thông thường, quy trình tuyển dụng sẽ được thực hiện theo các bước: Nộp hồ sơ; Chờ phản hồi; Phỏng vấn; Chờ kết quả phỏng vấn; (phỏng vấn lần 2,3 nếu doanh nghiệp yêu cầu); Ký kết hợp đồng lao động.
Trong khi đó, đối với những người dân không có kiến thức về vấn đề tuyển dụng và xuất khẩu lao động, một quy trình nhanh gọn lẹ, rút ngắn các bước mà các thành phần tội phạm tự đặt ra, có thể bị hiểu lầm là một quy trình chuyên nghiệp.
Bạn có thể tham khảo quy trình này tại trang web tuyển dụng professions.vn của chúng tôi để biết cách phân biệt với các tổ chức lừa đảo.