Tìm kiếm ứng viên sao cho hiệu quả?

Trong mỗi doanh nghiệp, hiển nhiên việc tìm kiếm ứng viên là chuyên môn của bộ phận tuyển dụng. Tuy nhiên, có một vài lưu ý mà không phải bộ phận tuyển dụng nào cũng áp dụng đúng.

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều startup thi nhau mọc lên. Nhưng không phải startup nào cũng đủ tài chính hoặc nguồn lực để đầu tư vào quy trình tuyển dụng.

Trong khi đó, doanh nghiệp muốn lớn mạnh thì không những chỉ cần có một thuyền trưởng giỏi, mà các thuỷ thủ cũng phải có tài giữ chèo. Vậy nên, không cần phải bàn luận quá nhiều về tuyển dụng nhân tài, hẳn là ai cũng hiểu rất rõ tầm quan trọng của quy trình này.

Đó là lý do, bạn cần phải ghi chú lại những lưu ý sau đây của professions.vn khi chiêu mộ nhân tài.

1. Bảng mô tả hợp lý

Dùng từ “hợp lý” thay vì “súc tích” hay “đủ” cho một bảng mô tả công việc lý tưởng, là bởi, súc tích chưa chắc đã trọn vẹn, mà đầy đủ chưa chắc đã rõ ràng.

Nói rõ hơn, để tối ưu hoá tính hợp lý của phần mô tả vị trí cần tuyển, bạn cần phải tránh gạch đầu dòng những ý chung chung khiến cho ứng viên mơ hồ hay lầm tưởng “việc nhẹ lương cao”. Song cũng cần “đừng quá chi tiết” nhằm để dành những thách thức thú vị cho vòng phỏng vấn trực tiếp ứng viên.

2. Không vội

Có một thực trạng chung, đó là nhiều nhà tuyển dụng chỉ xem qua một lượt các CV của danh sách ứng viên. Mà không có thời gian hoặc không có ý tưởng nào để tìm hiểu sâu hơn về họ trước khi xếp họ vào danh sách phỏng vấn.

Việc tạo ra một cuộc nói chuyện ngắn hoặc đặt ra một vài câu hỏi chuyên môn cài sẵn trên hệ thống nộp CV, sẽ giúp bạn không phải mất thời gian và công sức cho việc lọc ứng viên ở vòng tiếp theo.

3. Trang bị kỹ năng tuyển dụng

Ngay cả khi chỉ ở vòng sơ tuyển – sàn lọc CV, bộ phận tuyển dụng cũng phải thống nhất và sở hữu kỹ năng, kiến thức đủ để không bỏ lỡ nhân tài hoặc tuyển sai ứng viên.

Theo một nghiên cứu năm 2021 trên Glassdoor, đối với mỗi vị trí việc làm, nhà tuyển dụng thường nhận được khoảng 250 CV ứng tuyển. Và chỉ một đội ngũ tuyển dụng chuyên nghiệp, mới có thể thực hiện bước sàn lọc này một cách thường xuyên và hiệu quả.

4. Quảng cáo hấp dẫn

Đối với các doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường như Apple, Google, Microsoft,…, marketing không phải là vấn đề quá khó để thực hiện. Nhưng đối với các startup thì ngược lại. Ngay cả khi biết cách tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, thậm chí là LinkedIn để đăng tải các tin tuyển dụng, thì tiếp cận được nhiều nhân tài vẫn là một thách thức.

Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư cho bước marketing tin tuyển dụng, làm sao cho nhiều ứng viên phù hợp nhất có thể tiếp cận bài viết.

5. Camera 24/7

Quy trình tuyển dụng phát sinh nhiều vấn đề hơn bạn tưởng, nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong tuyển dụng. Rất nhiều ứng viên sẽ thắc mắc về thông tin trong bản mô tả công việc, về các vấn đề khác liên quan đến vị trí mới, hoặc thắc mắc về ngôn ngữ (đối với những ứng viên là người nước ngoài). Nếu bạn để họ phải chờ đợi phản hồi quá lâu, có thể họ sẽ có một cơ hội việc làm khác. Bởi chúng ta không thể chắc chắn rằng liệu họ có nộp CV cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc hay không.

Giải pháp tốt hơn

Ngoài những giải pháp cho từng vấn đề nêu trên, Professions Vietnam còn muốn đem đến cho bạn một giải pháp khác tối ưu hơn, chuyên nghiệp hơn.

Xem ngay video Youtube của chúng tôi để biết được giải pháp là gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *