“Chạy bộ” và “leo núi” là hai bộ môn thể thao được rất nhiều người thành đạt lựa chọn trải nghiệm trong thời gian rãnh. Chúng ta sẽ không đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao”, mà hãy cùng bàn về những lợi ích xuất phát từ sự tương đồng giữa một người thành đạt và một vận động viên đầy kinh nghiệm.
Trước khi bắt đầu một cuộc thi chạy hoặc một buổi leo núi, bạn sẽ chuẩn bị những gì?
Tất cả những gì bạn cần là một tinh thần thép, một sự hiểu biết đủ về bộ môn đó, và một vài món đồ cần thiết. Trong kinh doanh, những yếu tố này có thể được quy đổi thành tâm lý vững vàng trước mọi thử thách; một hành trang kiến thức cộng với kinh nghiệm trong ngành đủ để làm những gì bạn muốn; và những kỹ năng cần thiết để bạn trở thành hình tượng mà mình mong muốn. Và để có được những điều kể trên, dù là một doanh nhân hay một vận động viên, người đó phải có được tầm nhìn rõ ràng về những gì họ sắp làm.
Điểm tương đồng thứ hai ở giai đoạn “thực hiện”, chính là sự kiểm soát, linh hoạt và thích nghi.
Khởi đầu có thể khá suôn sẻ, nhưng không có một con đường nào trên đời toàn trải hoa hồng cho bất cứ ai. Vậy nên những thử thách, khó khăn hoặc một môi trường khắc nghiệt không nằm trong dự tính của bạn có thể khiến bạn phải bỏ cuộc. Đây chính là lúc bạn phải kiểm soát được bản thân mình và tình hình hiện tại bằng cách vận dụng tất cả sự linh hoạt và khả năng thích nghi của mình.
“Biết tận hưởng” là một điểm tương đồng khác giữa những doanh nhân thành đạt và vận động viên tài ba.
Không phải tận hưởng của cải hay thời gian rãnh rỗi, mà là họ biết tận dụng những tri thức và khả năng mà mình có để “enjoy cái moment” đáng giá – những khoảnh khắc được trải nghiệm thử thách, vấp ngã và sau đó là thành công trong kinh doanh và cuộc sống.
Cuối cùng, một điểm tương đồng không thể thiếu, đó là tinh thần muốn được thử thách, hay nói một cách dân giã là có “máu liều”.
Nếu bạn nhận định mình chưa phải là người thành công/ thành đạt, hãy thử tham gia 2 bộ môn nói trên để có được những cảm nhận chân thật nhất. Và một điều quan trọng, trong suốt chuyến đi đó, hãy luôn nghĩ về sự tương đồng giữa nó và con đường kinh doanh sắp tới của bạn.
– Chillp Dang –