Những câu chuyện nào nên được bàn luận chốn công sở?

Chốn công sở chưa bao giờ hoàn toàn lắng động bởi những “drama” không hồi kết, xuất phát từ vô số câu chuyện giữa những người đồng nghiệp. Chúng không chỉ chia rẽ nội bộ, làm văn hoá doanh nghiệp trở nên tồi tệ, mà còn khiến cho ai đó rơi vào trạng thái trầm cảm, cô lập.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng cố tình biến mình thành nhân viên, đồng nghiệp xấu nơi công sở. Và nếu bạn cũng thuộc trường hợp này, hãy theo dõi hết bài viết của professions.vn để biết được “những câu chuyện nào nên được bàn luận chốn công sở” bằng cách tìm ra danh sách các câu chuyện cần tránh.

1. Suy nghĩ cá nhân

Không phải suy nghĩ cá nhân nào cũng nên được bày tỏ tại nơi làm việc. Đặc biệt là cách nhìn nhận của bạn về người khác hoặc hành động của người khác. Bạn chỉ nên nêu lên quan điểm của mình khi quan điểm đó liên quan trực tiếp đến công việc. Nếu thật sự muốn nói về ai đó, bạn nên chia sẻ trực tiếp với họ bằng một giọng điệu chân thành và tế nhị nhất.

2. Bí mật

Trải qua nhiều năm học tập và làm việc, hẳn là ai cũng tự nhủ với lòng không nên chia sẻ bí mật của bản thân cho người khác. Tuy nhiên, không phải tất cả đều ngăn được sự vô ý của mình. Vậy thì hãy ghi nhớ những hậu quả của việc tiết lộ bí mật cá nhân:

. Bị nói xấu và trở thành tâm điểm của dư luận

. Bị cô lập

. Mất việc

. Bị chơi xấu vì để lộ điểm yếu

3. Than phiền về công việc

Ai cũng phải đối mặt với áp lực nơi làm việc từ nhiều phía. Và việc than phiền tuy giúp bạn cảm thấy được an ủi phần nào trong chốt lát nhưng lại chẳng giúp ích gì cho sự nghiệp của bạn. Nếu chẳng may, những lời than vãn của bạn về vị trí hiện tại hoặc về công việc bị đồn thổi, bạn có thể phải gặp mặt sếp trong một tình huống éo le. Tốt nhất, bạn chỉ nên tâm sự những điều này với người thân trong gia đình – những người luôn sẵn sàng nghe bạn kể lể bất cứ điều gì.

Thêm vào đó, trước khi than phiền, hãy xem lại nguyên nhân của sự việc có xuất phát từ bạn, toàn phần hay một phần không.

4. Tiết lộ mức thu nhập

Ở nước ngoài, những câu hỏi liên quan đến lương thưởng rất nhạy cảm. Bạn có thể bị đánh giá là “bất lịch sự” khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, người Việt Nam lại rất tò mò, thật thà và thoải mái với việc chia sẻ mức lương.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhân viên tiết lộ mức lương thưởng của mình có thể khiến đồng nghiệp so sánh thu nhập với nhau tạo nên bất đồng ngầm trong nội bộ; hoặc tạo cơ hội cho công ty đối thủ lôi kéo người lao động.

5. Chuyện tình công sở

Bạn đã từng nghe ai đó khuyên rằng “đừng yêu đương với đồng nghiệp” chưa? Đó là bởi vì tình yêu có thể làm cho người ta đắm chìm vào đó mà quên hết những thứ quan trọng xung quanh (ví dụ như công việc), và làm cho người ta từ bỏ điều gì đó hậu chia tay (ví dụ như vị trí làm việc). Cho nên, không có một người sếp nào muốn nhân viên của mình nảy sinh mối quan hệ này. Nếu có vô tình cảm nắng ai, hãy giao kèo với bản thân rằng đó là bí mật tuyệt đối không được kể với ai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *