Khi thế giới ảo xâm nhập thực tế
Neuralink là một công ty khởi nghiệp về chip não được thành lập bởi Elon Musk vào năm 2016. Họ đã phát triển một thiết bị có kích thước như một đồng xu được cấy ghép phẫu thuật vào hộp sọ, với dây siêu mỏng đi vào não để tạo ra một giao diện máy tính não (gọi là brain-computer interface – BCI). Thiết bị này ghi nhận hoạt động não và gửi dữ liệu đến một thiết bị khác, chẳng hạn như điện thoại thông qua kết nối Bluetooth
Mục tiêu của Neuralink:
Neuralink, công ty của tỷ phú Elon Musk, đang cố gắng tạo ra cách thức mới để cho phép máy tính giao tiếp trực tiếp với não người.
Hy vọng là thông qua việc này, Neuralink có thể giải quyết những tình trạng thần kinh vượt khỏi khả năng can thiệp của y học, bao gồm tê liệt, mù lòa, trầm cảm và tâm thần phân liệt.
An toàn và đạo đức:
Cấy ghép vào não đều ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng. FDA đã phê chuẩn thử nghiệm trên người, nhưng vẫn cần theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng.
Neuralink đã thử nghiệm trên khoảng 1.500 con vật, bao gồm cừu, lợn và khỉ, từ năm 2018 trở đi. Các thử nghiệm này đã gây ra nhiều sự cố, bao gồm viêm nhiễm mãn tính, tê liệt, sưng não và các tác động phụ khác. Có lo ngại rằng áp lực từ CEO Elon Musk để tăng tốc phát triển đã dẫn đến các thử nghiệm không thành công, khiến số lượng động vật thử nghiệm và tỷ lệ tử vong tăng cao
Lần đầu tiên được cấy lên con người
Ngày 30/1, công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk đã hiện thực hóa bước đầu tham vọng tạo ra một máy tính cấy ghép vào bên trong bộ não của con người. Nolan Arbaugh, 29 tuổi, bị liệt tứ chi sau một tai nạn kinh hoàng cách đây 8 năm. Sau gần 2 tháng ca phẫu thuật, Nolan đã có thể di chuyển con trỏ chuột để chơi game trên laptop chỉ bằng ý nghĩ của mình.
Chip đọc tín hiệu não và dịch chúng thành lệnh điều khiển từ xa thông qua kết nối Bluetooth. Nolan có thể điều khiển con trỏ chuột và chơi cờ vua, thậm chí tựa game chiến thuật Civilization trên laptop. Tuy nhiên, chip cần phải sạc pin sau một thời gian hoạt động liên tục.
Công nghệ cấy ghép não của Neuralink đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên. Dù có tiềm năng giúp người tàn tật đi lại và chữa trị các bệnh thần kinh, việc thử nghiệm trên động vật vẫn gây tranh cãi và đòi hỏi sự cân nhắc đạo đức. Nhưng hơn hết chúng ta đã thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn trong việc điều trị một số rối loạn thần kinh.