Quy trình tuyển dụng và phỏng vấn có thể tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí của các doanh nghiệp. Và giải pháp cho vấn đề đó của các nhà tuyển dụng hiện nay là sử dụng tâm lý học để tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển. Đó là việc sử dụng các bài test có sẵn hoặc đã được nghiên cứu và khảo sát để đánh giá đặc điểm tính cách và hành vi của từng ứng viên. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể xếp loại những kỹ năng và thái độ phù hợp với vị trí cần tuyển.
Ví dụ theo trắc nghiệm MBTI, nếu ứng viên đạt kết quả xếp loại vào nhóm Feelers (Người cảm tính) thì không nên giao nhiệm vụ tuyển dụng cho người này.
Link bài test MBTI: https://www.16personalities.com/free-personality-test
1. Các loại bài test tâm lý trong tuyển dụng
Có 2 loại bài test tâm lý: Bài test tính cách và bài test trí thông minh.
1.1 Bài kiểm tra tính cách
Trong đó, bài kiểm tra tính cách đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1990. Mô hình này có 5 yếu tố ứng với 5 đặc điểm tính cách chính của con người. Những yếu tố này có khả năng giúp dự đoán khả năng làm việc của một người tại một vị trí công việc cụ thể trong tương lai.
Tuy nhiên, đôi khi chúng khiến cho người chấm điểm bài test cảm thấy hoang mang bởi những câu hỏi “Liệu đây có hoàn toàn là người hướng ngoại không?”; “Liệu Agreeableness có phải là tính cách chung của ứng viên không?”
Hiện nay, các bài test tính cách còn phức tạp hơn gấp nhiều lần so với trước. Chúng được tạo ra nhằm đánh giá chính xác các tính cách cụ thể phù hợp với công việc cụ thể. Điều này cũng dễ hiểu, bởi những công việc khác nhau sẽ đòi hỏi những tính cách khác nhau. Vì vậy mà các ngành nghề không thể sở hữu chung một bài test tính cách ứng viên.
Ví dụ: Loại tính cách của một công việc bán lẻ có thể hoàn toàn khác với loại tính cách của một sĩ quan cảnh sát.
1.2. Bài kiểm tra trí thông minh
Bài kiểm tra trí thông minh có thể đo lường những yếu tố như khả năng ngôn ngữ, khả năng viết, khả năng tính toán, khả năng học hỏi… Những khả năng này của chúng ta đã được chứng minh là ổn định theo thời gian và nó không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào.
2. Bài test tâm lý có cần thiết trong tuyển dụng?
Các bài kiểm tra kể trên là công cụ hữu ích trong tuyển dụng, nhưng chúng không nên là thứ duy nhất để các nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng với một cá nhân. Đôi khi kết quả bài test và cách mà ứng viên trả lời sẽ bị thay đổi ít nhiều bởi cảm xúc của ứng viên lúc đó hoặc bởi một sự kiện đặc biệt người đó vừa trải qua. Điều này càng dễ xảy ra nếu bài kiểm tra tính cách được tiến hành dưới hình thức online. Họ có thể đang ở trong bếp, đang ở công viên, đang ở thư viện,…
Bằng chứng rõ ràng nhất cho năng lực và sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc, đó là CV. Không phải tự nhiên mà họ phải nỗ lực hàng năm trời học tập và nhảy việc để trau dồi kinh nghiệm.
Tóm lại, con người là một tập hợp cấu tạo vô cùng phức tạp mà một bài test không thể khám phá hết được. Các bài kiểm tra tính cách và trí thông minh của ứng viên là công cụ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu tiên của quy trình tuyển dụng. Và ở giai đoạn tiếp theo, phỏng vấn trực tiếp cũng như các hình thức đánh giá khác mới là công cụ cần.
Lưu ý: Không phải bài trắc nghiệm tính cách và trí thông minh nào cũng uy tín và đã được kiểm thực. Ngay cả khi những bài kiểm tra uy tín nhất đã được chứng minh bằng các cuộc khảo sát, chúng cũng không đúng với 100% trường hợp.