Giữ chân nhân tài các thế hệ

Một doanh nghiệp có thể tồn tại một trong ba thế hệ gen hoặc tất cả.

+ Baby Boomer: Là thế hệ của những năm sinh 1946-1964.

+ Gen X: Là thế hệ được sinh ra trong những năm 1965-1979.

+ Gen Y (Millennials): Là thế hệ có năm sinh trong khoảng cuối những năm 80, đầu những năm 90 (1980-1995).

+ Gen Z: Là thế hệ gần nhất với hiện tại, cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 (1996 trở đi).

Trong công việc, họ là người như thế nào?

Baby Boomer:

. Đề cao đạo đức công việc

. Tự tin

. Có tố chất và thích lãnh đạo

Gen X:

. Giao tiếp tốt

. Độc lập

. Thích sáng tạo

Gen Y:

. Làm việc nhóm hiệu quả

. Am hiểu, thành thạo công nghệ

. Quan tâm những giá trị tốt đẹp

Gen Z:

. Tư duy sáng tạo, thực tế

. Thành thạo công nghệ và môi trường số

. Khả năng thích nghi cao

Có thể thấy mỗi nhóm người thuộc các gen khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau tuỳ vào môi trường, tư tưởng và lối tư duy của xã hội ở giai đoạn đó. Bởi vậy mà việc xây dựng một chiến lược quản lý để tiếp cận với phong cách làm việc và đáp ứng được nhu cầu của từng thế hệ là việc cần thiết phải làm của các nhà lãnh đạo hay quản lý nhân sự.

Muốn có được chiến lược tuyệt vời, bạn phải biết nhu cầu, mong muốn của họ là gì. Dựa vào đó, bạn sẽ dễ dàng định hướng cách đáp ứng các nhu cầu.

1. Đối với Baby Boomer

Baby boomer là những người xem trọng đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt quan tâm đến sự tôn trọng, đề cao mà người khác dành cho mình. Có thể dễ dàng nhận thấy đa số họ có xu hướng trung thành với doanh nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chú ý đến đối tượng này để thúc đẩy và duy trì năng lực làm việc của họ, và hơn hết, bạn không được chủ quan.

Đừng quên tán dương họ trước tập thể khi họ hoàn thành tốt công việc. Thêm vào đó, việc đề cập đến tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp và tận dụng các đề xuất, kinh nghiệm của họ là những hành động mà các nhà lãnh đạo không được quên.

2. Đối với gen X

“Chất lượng” là tiêu chí hàng đầu trong lối tư duy và phong cách làm việc của người thuộc hệ gen X. Ngoài quan tâm đến chất lượng của doanh nghiệp, họ còn ưu thích làm việc với đồng nghiệp có năng lực. Tính độc lập, tự chủ cũng là đặc điểm gắn liền với gen X.

Dựa vào những thông tin trên của gen X, có thể xác định việc mà nhà lãnh đạo cần làm là luôn cho họ thấy chất lượng và sự uy tín của doanh nghiệp. Nếu được, hãy giao cho họ những dự án có tầm để cung cấp cơ hội chứng minh năng lực và thúc đẩy kỹ năng, tư duy phản biện của họ.

3. Đối với gen Y (Millennials)

Gen Y đề cao ý nghĩa công việc của mình trong mọi hoàn cảnh. Họ luôn mang một tinh thần muốn học hỏi những kỹ năng mới và chứng minh năng lực bản thân. Với những người gen Y, tư duy đổi mới gắn liền với phong cách làm việc của họ.

Để giữ chân những nhân tài thuộc Millennials, nhà lãnh đạo phải nắm bắt được tâm lý ưu chuộng tự do và đổi mới để tránh quản lý họ từng chút một. Đồng thời hãy là một nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng trong mắt những người này. Và đừng quên cung cấp phản hồi ngay lập tức để thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho nhân tài của mình.

4. Đối với gen Z

Nhắc đến gen Z – thế hệ trẻ nhất, chúng ta không thể không nhắc đến sự nhiệt huyết, tư duy đối mới và sáng tạo. Họ cần một môi trường làm việc đổi mới, năng động với những thế hệ đi trước nhiều kinh nghiệm cùng đồng nghiệp có năng lực. Mức lương, chế độ đãi ngộ và sự hướng dẫn là những gì họ bị thu hút.

Đầu tiên – tiền đâu, bạn phải cho họ cảm nhận được sự an toàn trong chế độ đãi ngộ và lương bổng. Cung cấp cho họ một môi trường năng động, cạnh tranh để họ tìm được nhiều cơ hội phát triển bản thân như mong muốn. Ngoài ra, một người sếp tâm lý, phóng khoáng cộng với môi trường làm việc bắt kịp xu thế đổi mới cũng là điểm hấp dẫn người trẻ gen Z.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *