Đừng vội hứa gì với khách hàng!

Tại sao lại đừng vội hứa gì với khách hàng khi mà các thương hiệu nổi tiếng luôn xây dựng “lời hứa thương hiệu”?

Nếu bạn vẫn chưa biết lời hứa thương hiệu là gì, thì đây là một số ví dụ:

1. Lời hứa thương hiệu của Vinamilk – “Vươn cao Việt Nam”

Thấu hiểu giấc mơ của người tiêu dùng Việt; Trực tiếp thể hiện tính năng sản phẩm (nâng cao thể chất); Thể hiện tầm vóc một thương hiệu đại diện quốc gia là sự kết hợp thông minh cho một định vị “all-in-one”, vừa gắn liền với sản phẩm, vừa có giá trị truyền cảm hứng đến người tiêu dùng.

2. Lời hứa thương hiệu của Apple – “Nghĩ khác”

Lời hứa thương hiệu của Apple được xem là khẩu hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại và là chìa khóa dẫn đến thành công vang dội của Apple trong ngành máy tính. Apple đã tạo ra một lời hứa mang tính hai mặt – Đảm bảo tạo ra các sản phẩm dựa trên cách nhìn thế giới khác đi một chút; và lời hứa của sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng của họ cũng “nghĩ khác”.

3. Lời hứa thương hiệu của Walmart – “Tiết kiệm tiền. Sống tốt hơn”

Không có gì ngạc nhiên khi một thương hiệu tạp hoá bán lẻ như Walmart đưa ra danh sách các hứa hẹn hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng và khẳng định sự khác biệt thương hiệu, bằng cách kết hợp lời hứa rõ ràng về sự tiện lời, giá thành thấp với những lợi ích về mặt tinh thần và thể chất.

Như vậy, lời hứa thương hiệu có thể được hiểu là một lời hứa mang tầm vóc thương hiệu. Nó được các doanh nghiệp xây dựng để tạo lòng tin nơi khách hàng và xác định tầm nhìn sứ mệnh. Khác với lời hứa thông thường, lời hứa thương hiệu là lời hứa của cả một tập thể và được tính toán rất chi tiết.

Trái lại với lời hứa thương hiệu, lời hứa thông thường với khách hàng có thể xuất phát từ một nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, hoặc người thực hiện giao dịch,… Bạn có thể là một trong số họ – một trong những thành viên của doanh nghiệp, và trong một vài trường hợp, bạn không có khả năng thực hiện được lời hứa hoặc vô tình quên mất lời hứa với khách hàng. Bởi đây là lời hứa không có mục đích chiến lược hay sứ mệnh và không được hoạch định rõ ràng.

Trong tập 4 của “Săn Nhà Triệu Đô” mùa đầu tiên, thông qua bài học mà Kiến trúc sư – Nhà sáng lập công ty tư vấn thiết kế nội thất YC – Naomi Thuỷ Nguyễn dành cho thí sinh của chương trình, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của một “lời hứa nhỏ” đối với khách hàng. Một khi đã hứa điều gì đó với khách hàng, có nghĩa là bạn đã đem giá trị của bản thân và một phần thương hiệu ra đặt cược.

Hãy xem xét kỹ trước khi đưa ra một lời hứa, đặc biệt là lời hứa với khách hàng. Và đừng quên “Lời hứa không nhất thiết phải chứa chữ hứa”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *