Sự phát triển của công nghệ đang thay đổi dần cuộc sống của chúng ta thông qua nhiều lĩnh vực. Từ hình thức học truyền thống chuyển sang học online, từ bán hàng tại quầy chuyển sang bán hàng trực tuyến, từ đi chợ truyền thống sang đi chợ online,… Ban đầu, đây là thách thức đối với không chỉ các nhà kinh doanh, mà còn là một thế giới vô cùng mới lạ với người tiêu dùng. Tuy nhiên thách thức cũng chính là cơ hội, mà cơ hội này không dừng lại ở một cột mốc nào cả, nó còn tiềm ẩn nhiều lợi thế mà nếu con người biết tận dụng thì sẽ tạo ra nhiều bước đột phá hơn trong tương lai.
Khi đã quá quen với điện thoại di động, máy tính, các trang mạng xã hội, các ứng dụng thông minh,… thì người tiêu dùng càng phát sinh thêm nhiều nhu cầu hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nắm bắt cơ hội này – cơ hội “kiếm tiền online”.
Thú thật đi! Bạn có chán nản việc phải gượng dậy tắt báo thức lúc 5,6h sáng không? Bạn có ám ảnh cái cảnh nghỉ trưa tại công sở không? Bạn có thèm cảm giác được trò chuyện, gần gũi hơn với gia đình mình không? Và cốt lõi nhất, bạn có hứng thú với ý tưởng “kiếm tiền tại nhà không”? Bài viết này sẽ là một giải pháp tuyệt vời nếu câu trả lời của bạn là có.
6 cách để bắt đầu “kiếm tiền tại nhà”
1. Gia nhập cộng đồng
Muốn làm bất cứ thứ gì, trước hết bạn phải có kiến thức về nó. Việc đọc sách hoặc tham gia khoá học nào đó có thể là ý tưởng hoàn hảo để bạn đạt được mục tiêu nói trên. Song, vẫn còn một cách nghe có vẻ đơn giản nhưng rất hiệu quả cho hành trình trở thành “doanh nhân online” nếu bạn muốn, đó là gia nhập các group hoặc diễn đàn liên quan đến ngành mà bạn muốn theo đuổi, trên nền tảng Facebook, LinkedIn, Twitter,… Thu thập lý thuyết thôi là chưa đủ, bạn cần phải tham khảo ý kiến, kinh nghiệm, lời khuyên của các thành viên trong cộng đồng kinh doanh trực tuyến bằng cách tham gia các nhóm này.
2. Tìm hiểu các ngách khác khau của ngành và quảng bá các kỹ năng của bạn
Trường hợp nếu bạn yêu thích biến nhà mình thành một văn phòng, nhưng vẫn chưa có ý tưởng cụ thể nào cho sản phẩm. Bạn có thể tạo một danh sách các kỹ năng đang sở hữu và sau đó tiếp thị chúng trên các trang web như Upwork, Fiverr hoặc Guru. Bằng cách dành một vài phút mỗi ngày để đăng quảng cáo, việc này không chỉ giúp bạn biết được thế mạnh của mình thông qua các trải nghiệm làm việc, mà còn có thể tạo ra một số thu nhập thụ động cho bạn.
Hãy viết một mô tả ngắn về những gì bạn có thể làm và tính một mức phí hợp lý nhất có thể. Lưu ý: Đừng múa rìu qua mắt thợ! Hãy cam kết rằng bạn chỉ chấp nhận công việc mà bạn có khả năng làm. Bạn cũng có thể tạo một trang web để liệt kê các kỹ năng của mình và sau đó liên kết các trang với hồ sơ mạng xã hội của bạn.
3. Hợp tác tạo doanh thu
Vừa qua, chương trình KOC Vietnam đã chiếm trọn spotlight trong lòng khán giả Việt, đặc biệt là khán giả gen Z. Đúng vậy, đây chính là thời kỳ thịnh vượng của hình thức kinh doanh này – kinh doanh chất xám và hình ảnh cá nhân.
Nếu bạn có khả năng ăn nói tốt và đam mê công việc marketing cho các nhãn hàng như viết blog, tạo video trực tuyến,… thì hãy mạnh dạn thử sức nhé.
4. Trở thành doanh nhân online
Ý tưởng kinh doanh là vô tận, tuy nhiên, phải làm gì để thực hiện được ý tưởng đó? Bạn có thể đi tìm câu trả lời bằng cách đi tìm các công cụ online phù hợp như Squarespace, Weebly, Wix, hoặc Shopify. Các trang web này sẽ vô cùng hữu ích trong việc lập ra cho bạn một bản kế hoạch kinh doanh online lý tưởng.
5. Mở một khoá học
Mặc dù nhu cầu học hỏi của con người không bao giờ có giới hạn, nhưng ở thời đại này, ai cũng tất bật với công việc và dường như không có thời gian để tham gia bất kỳ lớp học truyền thống nào. Đây chính là lúc các khoá học online xuất hiện như một vị cứu tinh của nhân loại.
Theo đó, nếu tự tin về vốn kiến thức và kỹ năng của mình về bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn nghĩ nhiều người sẽ thích thú, hãy tự mở một khoá học online. Đối tượng khách hàng của bạn chắc chắn sẽ sẵn sàng trả tiền cho các bài học thú vị.
6. Kinh doanh eBook
Bán eBook có thể là một cách rất hay để kiếm tiền online. Nếu bạn thừa hưởng một kho báu kiến thức đắt giá về lĩnh vực nào đó, bạn có thể đăng bán eBook của mình trên các nền tảng như Amazon. Thêm vào đó, bạn có thể biến những cuốn sách hay của các tác giả khác thành nguồn eBook của mình trên Amazon Kindle.