Môi trường làm việc dù ở trạng thái nào, những vấn đề sẽ luôn phát sinh và cần thiết “xử lý”. Việc đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề vẫn luôn là bài toán nan giải đối với nhiều doanh nghiệp. Đối với những tình huống khác nhau, cách thức cùng phương pháp xử lý sẽ khác nhau. Phép tính đưa ra được mở khoá bằng cách nào phụ thuộc vào tư duy của người thực hiện. Vậy đâu sẽ là quy trình đúng chuẩn nhất cho hoạt động lựa chọn cách giải?
1. Xác định vấn đề
Vấn đề thông thường được phát hiện trong quá trình thực thi các hoạt động tại doanh nghiệp. Một “cản trở” nhỏ cũng khiến đường dây làm việc bị đứt quãng. Và bước đi đầu tiên chính là xác định được vấn đề nằm ở đâu, nắm rõ được yếu tố gây ra rào cản ấy. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để xây dựng một lộ trình dài lâu về sau.
2. Phân tích vấn đề
Không phải ngẫu nhiên mà “vấn đề” xảy ra, cũng không phải trùng hợp mà doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Mọi sự việc diễn ra đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, những nhà quản lý cần bóc tách những mảnh ghép của vấn đề, tìm được nguyên nhân gốc rễ để tránh tình trạng kéo dài một chuỗi “rào cản” cho hoạt động.
Tại nhiều doanh nghiệp, đôi khi nguyên nhân không chỉ đến từ một hướng. Việc đồng thời xảy ra các tác động trực tiếp và gián tiếp là điều hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, đây được xem là một trong những bước quan trọng để lựa chọn phương án phù hợp.
3. Thu thập những giải pháp tối ưu
Một vấn đề khi nhìn ở những khía cạnh khác nhau sẽ tồn tại nhiều phương hướng giải quyết khác biệt. Tuy nhiên, những nhà quản lý nên đưa ra một quy chuẩn trong việc tìm kiếm những “bài giải”. Bởi khi tất cả cùng đồng nhất về một mục tiêu nhất định, việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
4. Phân tích ưu nhược điểm giải pháp
Không phải tất cả mọi người đều hoà hợp với nhau và cũng không phải giải pháp nào cũng đều thực hiện được. Việc lựa chọn và đánh giá điểm mạnh và yếu trong từng trường hợp là điều vô cùng cần thiết. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của giải pháp. Từ đó lựa chọn những loại hình dịch vụ tối ưu và phù hợp nhất.
5. Chọn lọc giải pháp phù hợp nhất
Mọi quyết định đưa ra đều có tính chọn lọc. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của doanh nghiệp, làm sao để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, tối ưu chi phí nhất, và hiệu quả nhất. Việc lựa chọn một phương án được xem là “tốt nhất” vẫn là một câu hỏi đầy thử thách cho nhiều doanh nghiệp.
6. Thực thi giải pháp được lựa chọn
Phương pháp chỉ có hiệu quả khi được áp dụng vào quá trình làm việc. Việc thực thi giải pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực, giải quyết được vấn đề gặp phải. Qua hoạt động này cũng đánh giá được tính hiệu quả mà phương pháp đưa ra cho doanh nghiệp. Từ đó tổng kết và thu được những bài học kinh nghiệm cho chặng đường phát triển trong tương lai.
—
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
☎️ (+84) 28 6650 8836
📧 elite@professions.vn
🌎 https://professions.vn